Cuộc sống phát triển cũng là thời điểm nhiều bậc phụ huynh nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề niềng răng cho trẻ. Tuy nhiên, bé 7 tuổi đã nên niềng răng hay chưa? Có sợ sớm quá không? Nếu quý phụ huynh đang chung băn khoăn và cần lời giải đáp thì tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây nhé!
Mục lục
Bé 7 tuổi niềng răng liệu có quá sớm?
Vì niềng răng là một quá trình khá dài nên nhiều cha mẹ lo lắng con mình chưa quen và không có đủ sự kiên nhẫn để đảm bảo kết quả tốt nhất. Vậy thì với các bé 7 tuổi niềng răng liệu có quá sớm?
Thực ra, khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi thay răng thì chỉ cần quan sát bằng mắt thường, chúng ta dễ dàng nhận ra tình trạng răng của bé có thể bị hô, móm, thưa, lệch lạc, sai khớp cắn…Thời điểm răng vĩnh viễn mọc lên thay cho những chiếc răng sữa đã rụng nếu không can thiệp kịp thời càng làm cho sự sai lệch nghiêm trọng hơn. Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyên phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám nhằm sớm phát hiện tình trạng lệch lạc của các hàm răng.
Răng của trẻ 7 tuổi được ví như “đội quân mới nhú” nên rất dễ “huấn luyện” theo ý muốn. Lúc này cấu trúc xương hàm, cấu trúc răng còn mềm, uốn nắn thuận lợi tạo nền tàng cho răng mọc lên đúng vị trí, đúng khớp cắn tiêu chuẩn. Tuy nhiên để biết chính xác răng của trẻ 7 tuổi có niềng được hay không thì bạn cần đứa bé đến bác sĩ sẽ được thăm khám cụ thể, chính xác.
Đọc thêm: Những thói quen xấu khiến răng trẻ mọc sai lệch – cha mẹ cần biết
Trường hợp trẻ bị hô, móm, vẩu… dạng nhẹ
Trong trường hợp bé có dấu hiệu bị móm, hô, vẩu, lệch lạc…ở mức độ nhẹ, chưa cần niềng răng phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại khí cụ tháo lắp đơn giản giúp khắc phục tình trạng trên đạt hiệu quả cao nhất.
Trường hợp trẻ bị hô, móm, vẩu… dạng nặng
Nếu thấy bé có dấu hiệu bị hô, móm, vẩu… ở mức độ nặng hơn nhưng do cung hàm hẹp, chưa đủ khoảng trống để lắp khí cụ thì bác sĩ cung cấp khí cụ nới rộng cung hàm phù hợp. Đợi khi bé đã đủ tuổi phù hợp mới bắt đầu cho niềng răng.
Nếu hàm răng của trẻ đã có đủ khoảng trống để lắp khí cụ, bác sĩ kiểm tra xem trẻ đã thay hết số răng sữa chưa. Trong trường hợp này cũng có nhiều lựa chọn cho các bậc phụ huynh vì công nghệ nha khoa hiện nay đã rất phát triển. Ví dụ sử dụng khay niềng trong suốt Invisalign First có thể niềng ngay cho trẻ từ 5 – 10 tuổi kể cả khi trẻ đang mọc răng sữa, chưa thay hết bằng răng vĩnh viễn.
Độ tuổi nào là phù hợp nhất để niềng răng?
Niềng răng cho trẻ quan trọng nhất là cần lên kế hoạch điều trị phù hợp, bám sát với sự phát triển của trẻ cả về sức khỏe lẫn tâm sinh lý. Rất nhiều phụ huynh muốn niềng răng cho bé càng sớm càng tốt nhưng vẫn chưa rõ: độ tuổi nào là phù hợp nhất để niềng răng.
Theo Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ ADA, trẻ em trong độ tuổi từ 6,7 tuổi là thời điểm thích hợp để khám và chỉnh nha. Thời điểm này răng sữa sẽ đóng vai trò giữ khoảng trống cho răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Do vậy, việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời tình trạng răng mọc lệch lạc đặc biệt quan trọng.
Giai đoạn trẻ từ 6 – 10 tuổi
Đây là giai đoạn răng của trẻ phát triển khá ổn định và đều đặn qua các năm. Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc thường là răng hàm lớn trong cùng, răng cửa hàm dưới, răng cửa hàm trên. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra răng ngầm hay thiếu răng bẩm sinh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng theo dõi răng hỗn hợp của bé với mục đích dự phòng, can thiệp và sửa chữa những sai lệch, tạo khoảng xương hàm hợp lý cho răng vĩnh viễn sắp mọc. Do vậy thời điểm này niềng răng mắc cài không được sử dụng mà thay bằng các loại khí cụ nong hàm như trên.
Đọc thêm:
- Bé 8 tuổi nên áp dụng phương pháp niềng răng nào?
- Tìm hiểu các phương pháp niềng răng cho trẻ 10 tuổi
Giai đoạn trẻ từ 12 – 16 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển nhanh của trẻ hay còn gọi là giai đoạn “dậy thì”. Lúc này những vấn đề như xương hàm bị hô, móm, răng mọc chen chúc, sai khớp cắn,… biểu hiện cũng rõ ràng hơn. Theo các chuyên gia thì độ tuổi này niềng răng là phù hợp nhất, xương hàm phát triển chưa ổn định có thể can thiệp dễ dàng hơn với mục đích sắp xếp răng về đúng vị trí. Điều này nhằm đạt kết quả thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai tối ưu.
Phương pháp niềng răng nào phù hợp với trẻ 7 tuổi?
Niềng răng cho trẻ 7 tuổi khác so với niềng răng của người lớn vì hàm răng lúc này của bé chưa phát triển hoàn thiện, việc điều chỉnh cũng dễ dàng hơn so với hàm răng của người trưởng thành. Đặc biệt với sự tiến bộ trong ngành nha khoa thì phụ huynh sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn cho các bé.
Niềng răng cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
Khí cụ tháo lắp không có đầy đủ các bộ phận giống như niềng răng mà chỉ được cấu tạo đơn giản, làm từ nhựa dẻo hoặc cứng và chủ yếu áp dụng cho các bé có hàm răng bị sai lệch ở mức độ nhẹ.
Các khí cụ tháo lắp cũng được chia làm nhiều loại như:
- Khí cụ 2×4: Sắp xếp đều răng trên và dưới khi trẻ có dấu hiệu mọc thưa, lệch, hô…nhẹ
- Khí cụ Headgear: Dấu hiệu răng hàm bị hô hoặc móm
- Khí cụ Twinblock: Chỉnh xương hàm trên và hàm dưới khi trẻ có dấu hiệu bị móm
- Khí cụ nới rộng Quad-helix/ Wilson: Để nới rộng cung hàm bị hẹp trước khi niềng răng
Tuy khí cụ này sử dụng tương đối đơn giản nhưng phụ huynh nhớ dặn các bé đeo thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign First
Hiện nay, khay niềng trong suốt Invisalign First là công nghệ chỉnh nha mới nhất được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao. Đặc biệt có thể áp dụng được cho các bé từ 5-10 tuổi. Thay vì các khí cụ cồng kềnh thì Invisalign First chỉ dùng các khay niềng chuyên biệt cho từng trường hợp khác nhau để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Với người trưởng thành, sau khi niềng răng còn phải đeo hàm duy trì để răng không bị xô lệch trở lại. Nhưng với niềng răng Invisalign First điều này là không cần thiết. Trẻ cũng thoải mái ăn uống, vui chơi, vận động theo sở thích, dễ dàng vệ sinh răng miệng, không lo tổn thương má, nướu… Mức chi phí của phương pháp này hơi cao nhưng các phụ huynh có thể tham khảo thêm vì chúng thực sự ưu việt.
Lưu ý khi niềng răng cho trẻ 7 tuổi
Nếu phụ huynh đã quyết định niềng răng cho bé thì cần lưu ý những điều sau để khắc phục được khó khăn và có hiệu quả tốt nhất.
Chuẩn bị kỹ tâm lý cho bé trước khi niềng răng
Không đứa trẻ nào tình nguyện niềng răng khi mà chúng cảm thấy mệt mỏi với những khí cụ phức tạp. Do vậy, cha mẹ hãy thủ thỉ, tâm sự với bé để chỉ ra lợi ích của việc niềng răng. Khi bé hiểu rõ và tự nguyện thực hiện thì mọi chuyện sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Trong thời gian đầu chưa quen với niềng, bé còn cảm thấy vướng víu, bố mẹ động viên bé nhiều hơn. Đừng nên xót con mà cố gắng giúp trẻ nới niềng hay chạm vào khung niềng vì điều này sẽ càng tệ hơn. Tạo động lực cho trẻ bằng cách tặng món quà nhỏ nếu bé thực hiện tốt qua từng giai đoạn.
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách
Nhiều bạn nhỏ thường quên hoặc không thích vệ sinh răng miệng sau khi ăn hay trước khi đi ngủ. Đặc biệt sau khi niềng răng, vấn đề vệ sinh này càng cần được chú trọng hơn nữa nhằm hạn chế tình trạng răng bị sâu, viêm lợi… Bố mẹ nên dành chút thời gian để giúp bé thực hiện điều này dễ dàng hơn. Kiên nhẫn dạy bé cách chải răng sao cho sạch với các khí cụ tháo lắp bên trong khoang miệng, chuẩn bị bàn chải đánh răng chuyên biệt, chỉ nha khoa, nước súc miệng… Hãy tạo thói quen độc lập cho trẻ dần dần cũng như tự chuẩn bị đồ dùng cần thiết khi mang đi chơi, đi học.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách giảm đau cho trẻ khi niềng răng
Chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ
Với các bé khi niềng răng sẽ cảm thấy hơi khó khăn trong quá trình ăn uống. Bố mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ vitamin, canxi, sắt, kẽm… giúp răng được rắn chắc, khỏe hơn. Nên cho bé ăn các đồ mềm, mịn, lỏng như cháo, bún, miến, sinh tố… Không để trẻ ăn các loại kẹo quá ngọt, quá cứng, quá dẻo hoặc các thực phẩm như bánh dày, bánh nếp, kẹo cao su, cánh gà, đùi gà chiên, nước ngọt có ga… Nếu thấy khó khăn trong khi nhai thì nên cắt nhỏ thức ăn cho bé.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Sau khi niềng răng, việc tái khám là điều vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên dành chút thời gian để theo dõi phác đồ điều trị của con đồng thời nghe theo lời dặn dò của bác sĩ. Nhiều trường hợp phụ huynh quá bận rộn mà quên mất lịch hẹn tái khám của bé sẽ mất đi thời gian nắn chỉnh răng lý tưởng.
Lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng
Mục đích sau cùng khi niềng răng cho bé chính là có được hàm răng chuẩn khớp cắn, răng đều đẹp, khuôn mặt cân đối, hài hòa và tự tin hơn. Với sự phát triển nở rộ của các phòng khám nha khoa hiện nay, việc tìm được địa chỉ chất lượng là điều rất quan trọng. Răng của trẻ trong giai đoạn này cũng rất nhạy cảm, dễ tổn thương nên tay nghề của bác sĩ mà không chắc chắn sẽ khó đạt được kết quả như muốn.